Hướng dẫn sử dụng đồng hồ cơ hiệu quả

Đồng hồ cơ là một trong những loại đồng hồ đắt tiền và rất được nam giới ưa chuộng bên cạnh những chiếc đồng hồ quartz (chạy pin). Vậy cần phải sử dụng đồng hồ cơ như thế nào sao cho đúng cách và giữ được độ quý giá của nó. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn, cùng tham khảo nhé !

Đồng hồ cơ là gì ?

Đồng hồ cơ là những chiếc đồng hồ được vận hành bằng bộ máy cơ, trong đó, bộ máy cơ được tạo ra từ những linh kiện hoàn toàn cơ khí (không chứa linh kiện điện tử), chuyển động nhờ nguồn năng lượng cơ học do dây cót sinh ra.

Hiện tại đồng hồ cơ thường có 2 kiểu thiết kế đặc trưng là đồng hồ cơ bình thường và đồng hồ cơ lộ máy. Đồng hồ cơ lộ máy thường sẽ có giá thành cao hơn vì có thiết kế đẹp cũng như tôn vẻ sang trọng của chủ sở hữu.

Đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ có hai loại chính: đồng hồ cơ tự độngđồng hồ cơ lên năng lượng bằng dây cót. Tuy nhiên, phần lớn đồng hồ cơ hiện đại đều có tính năng lên dây thủ công (người dùng phải tự lên dây cót).

1. Cách lên năng lượng cho đồng hồ cơ đúng cách

1.1. Lên năng lượng cho đồng hồ bằng chuyển động tay

Những chiếc đồng hồ cơ được thiết kế rất tiện ích sao cho tự động nạp năng lượng ngay cả trong các hoạt động thường ngày của người đeo chứ không nhất thiết phải phụ thuộc vào chuyển động của cánh tay.

Lên năng lượng cho đồng hồ cơ bằng chuyển động tay

Khi đeo đồng hồ và hoạt động bình thường thì chiếc đồng hồ cơ cũng được nạp năng lượng và hoạt động ổn định nhất. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng vận động quá mạnh ví dụ khi chơi bóng đá, cầu lông, tenis,… vì những va đập có thể ảnh hưởng đến khả năng lên dây cót của đồng hồ.

Để chiếc đồng hồ cơ hoạt động bình thường thì chủ sở hữu phải đeo ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.

1.2 Lên năng lượng cho đồng hồ bằng dây cót

Bên cạnh khả năng nạp năng lượng tự động, đồng hồ cơ hiện nay còn được tích hợp thêm chức năng lên dây cót bằng tay với núm vặn trên đồng hồ. Thông thường, vặn dây cót từ 15-20 vòng là được.

Lên năng lượng bằng dây cót

Lưu ý rằng, trước khi vặn núm chỉnh cần tháo đồng hồ để đảm bảo việc dùng lực vừa phải và tháo núm vặn đúng vuông góc, tránh tính trạng núm điều chỉnh bị cong cót.

Một núm chỉnh giờ thường sẽ có 3 nấc: nấc đầu tiên là nấc để lên dây cót, khi xoay nấc này đồng hồ vẫn hoạt động bình thường. Nấc thứ hai là nấc chỉnh ngày và thứ, khi xoay, kim giây vẫn hoạt động bình thường.

Nấc cuối cùng dùng để chỉnh giờ phút, khi sử dụng, kim giây sẽ dừng lại. Đặc biệt chú ý luôn đóng sát về nấc đầu để đảm bảo hoạt động của đồng hồ.

2. Vệ sinh cho đồng hồ cơ và tra dầu đúng cách

Đồng hồ cơ thường được bôi trơn lớp dầu giúp cho đồng hồ hoạt động được trơn tru, mượt mà, tạo nên các chuyển động chính xác đồng bộ cho cỗ máy cơ của đồng hồ.

Thời gian tra dầu định kỳ tuy thay đổi theo một số hãng, nhưng nhìn chung thì sẽ ít nhất sẽ là từ 3 năm trở lên, nên cứ 3 năm trở lên, người dùng nên đem đồng hồ đến tiệm sửa đồng hồ uy tín để kiểm tra và tra dầu.

Lau dầu đồng hồ cơ

Bên cạnh đó, với đồng hồ mới mua, rất có thể lớp dầu đã khô dần qua quá trình trưng bày và để kho lưu trữ.

Vì vậy cần kiểm tra độ chính xác thời gian để biết được sai số cao hay thấp, điều này sẽ tiết lộ vấn đề tra dầu của máy (đối với thương hiệu Nhật trung bình khoảng 20 giây mỗi ngày, của Thuỵ Sĩ trung bình 10 – 20 giây mỗi ngày).

Nếu sai số cao thì cần mang đồng hồ của mình đến các trung tâm bảo hành để điện tử cho độ sai số về đúng chuẩn cho phép, ngoài ra cũng cần phải lâu dầu lại nếu máy không ổn định.

Bên cạnh đó, đồng hồ đeo mỗi ngày sẽ bị mồ hôi và các chất bẩn tích tụ sẽ khiến đồng hồ bị ăn mòn từ vỏ vào trong máy, khiến cho đồng hồ hoạt động không còn tốt nữa. Điều này không chỉ tổn hại cho đồng hồ mà còn có thể gây dị ứng, ngứa ngáy cho da người đeo.

Vệ sinh đồng hồ

Để vệ sinh đồng hồ mỗi ngày, lấy một chiếc khăn nhúng nước thường vắt thật khô và lau sẽ khiến đồng hồ bạn được làm sạch (lưu ý rằng không cần bỏ thêm xà bông vào nước vì tính kiềm của xà bông cũng có thể ăn sâu lớp vỏ và bộ phận chống nước của đồng hồ).

3. Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ cơ định kỳ

Từ việc kiểm soát độ chính xác của đồng hồ cơ mỗi ngày, bạn có thể nhận biết được liệu đã lên năng lượng đủ trong ngày đó cho đồng hồ hoạt động chính xác hay chưa qua độ sai số của đồng hồ.

Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ cơ

Trong trường hợp nếu lên năng lượng đúng cách mà vẫn có độ sai số quá lớn (đồng hồ chạy sai số lên tới 3 – 10 phút trở lên/ngày) thì bạn nên đem đến trung tâm sửa chữa để bảo dưỡng và chỉnh sửa cho độ sai số nằm trong khoảng cho phép.

4. Bảo quản đồng hồ cơ khi không sử dụng

Người dùng nên biết cách cất giữ để để tránh bụi bẩn bám vào, hoặc làm sơ ý rơi rớt đồng hồ khi để bên ngoài, tốt nhất nên chọn một chiếc hộp vừa vặn để đặt đồng hồ vào bảo quản.

Hộp bảo quản đồng hồ cơ

Nếu bạn đang sở hữu đồng hồ cơ tự động, bạn có thể mua hộp xoay đồng hồ (watchwinder) để không những bảo vệ đồng hồ khỏi những tác nhân bên ngoài mà còn giúp đồng hồ tự động hoạt động ổn định mà không cần chỉnh lại giờ nhiều lần.

Tuy nhiên, để dùng hộp này hiệu quả và đúng cách, cần để ý việc nên cho đồng hồ xoay ngược chiều hay cùng chiều kim đồng hồ, xoay với vận tốc như thế nào – bao nhiêu vòng trong một ngày là phù hợp.

 

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo